Rồng đá là gì?
Rồng là một loài vật huyền thoại và bí ẩn nhưng được người dân ở khắp nơi tin tưởng vào sự linh thiêng và mầu nhiệm của rồng. Chính vì vậy mà rồng là một trong bộ Tứ Linh (Long – Lân – Quy – Phụng) được nhiều người thờ phụng.
Hình ảnh rồng đá cũng đã được dùng từ thời phong kiến để thể hiện sự quyền uy của các bậc vua chúa. Vì vậy hình tượng rồng mang ý nghĩa hết sức đặc biệt trong văn hoá phương đông.
Từ đó nhiều gia đình hoặc các nơi linh thiêng cũng mong muốn làm các tượng rồng để thờ cúng và trấn yểm. Tượng rồng đá là tượng được làm bằng các chất liệu đá tự nhiên nguyên khối được điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo. Tượng rồng thường được làm sao cho phù hợp phong thuỷ và mang đến những điềm tốt cho gia chủ và vùng đất như sự an yên, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà.

Cấu tạo chung của tượng rồng đá
Rồng đá thường có tạo hình hoành tráng quy mô để thể hiện được sự quyền uy của mình. Rồng thường có tạo hình đầu to, với râu dài hai bên mép, mắt lồi sáng quắt để trấn yểm hung khí, yêu ma.
Trên thân rồng là các vảy uốn lượn thành nhiều khúc. Chân rồng thường đạp lên mây như thể rồng đang được bay lượn trên bầu trời.
Vì được nhiều người tin thờ và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi như tại các điểm thờ cúng linh thiên, di tích lịch sử, bậc thềm, để bàn hay cột đá. Mỗi nơi thì cấu tạo rồng đá sẽ khác biệt đôi chút để phù hợp với vị trí và không gian lắp đặt. Nhưng cấu tạo tượng rồng vẫn đảm bảo đúng theo phong thuỷ và ý nghĩa tâm linh để mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình và vùng đất.
Rồng đá thường làm bằng đá gì?
Có rất nhiều loại đá khác nhau có thể chế tác được mẫu linh vật như rồng đá. Mỗi một chất liệu có những ưu khuyết điểm riêng cũng như mang một ý nghĩa phong thuỷ và phù hợp với những cung mệnh khác nhau.
Ngoài ra cũng cần dựa vào vị trí đặt tượng, tổng thể kiến trúc khu vực để lựa chọn chất liệu cho tượng rồng sao cho hài hoà, thẩm mỹ.
Một số chất liệu làm rồng đá phổ biến như đá xanh, đá trắng, đá xanh rêu, đá vàng, đá Non Nước Đà Nẵng, đá cẩm thạch. Thậm chí một số nơi còn dùng đến các loại đá bán quý và đá quý để làm rồng đá.
Tìm hiểu rồng đá trong văn hóa Việt Nam
Rồng đá cũng giống như các yếu tố văn hoá khác sẽ thay đổi theo dòng lịch sử. Tuỳ vào từng thời kỳ và niên đại mà các mẫu linh vật thờ cúng cũng có những thay đổi trong phong cách thiết kế và xây dựng. Ví dụ như:
- Rồng thời Lý: Thường có đặc điểm mắt to lồi, cằm dưới ngắn, thân rồng uốn lượn mềm mại.
- Rồng thời Trần: Thân rồng thời này to mập, khỏe chắc. Khúc đầu nới ra uốn lượn đều đặn giống như hình sin rồi thu hẹp dần về đuôi. Đầu rồng có thêm cặp sừng, đôi tai và những chi tiết mới hơn so với rồng thời lý.
- Rồng thời Lê Sơ: Đầu rồng to với hai nhánh sừng nhô cao, mắt to lồi, bờm mượt cuộn ra phía sau. Lưng rồng đá nhô lên hình vây nhọn theo khúc uốn. Một tay rồng cầm lấy râu rồng. Chân rồng có năm móng sắc nhọn, bên thân rồng có các hình xoắn trang trí, kết hợp với mây đao lửa.
- Rồng thời Mạc: Rồng thời này cũng có thân mập, uốn lượn đều đặn, bờm kéo dài uốn lượn xuống đến nửa lưng. Rồng có thêm mây đao lửa điểm xuyết trên thân, sóng cuộn phía dưới bụng, chân rồng thường làm ngắn, lông khuỷu sợi đơn uốn xoắn. Đầu rồng có sừng hai chạc, hai mắt lồi to, mũi như sư tử, mồm thú nhô ra phía trước. Các chân rồng thời Mạc chỉ có bốn móng.
- Rồng thời lê: Rất sinh động với đầu nhô ra, có sừng dài, hai râu mép dài duỗi ra phía trước uốn lượn.
- Rồng thời Nguyễn: Đây là tượng rồng điển hình của Việt Nam được lưu truyền đến ngày nay, lưu giữ được những tinh hoa văn hoá của dân tộc từ bao đời.
Ý nghĩa của rồng đá trong phong thủy
Rồng đá là một trong những linh vật phong thuỷ phổ biến được sử dụng nhiều trong các không gian tâm linh như chùa chiền, nhà thờ họ, khu lăng mộ. Tượng rồng được sử dụng rộng rãi do các ý nghĩa phong thuỷ và biểu tượng tâm linh cao quý. Dưới đây là một số ý nghĩa đặc biệt của tượng rồng:
1. Rồng đá mang lại may mắn, thuận lợi
Bất cứ gia đình nào cũng mong muốn cả nhà sẽ có được điềm may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Vì vậy khi dùng đến một tượng linh vật nào thì gia chủ cũng rất chú tâm đến những ý nghĩa cát tường, như ý của chúng.
Rồng đá chính là một trong những linh vật mang đến nhiều may mắn và thuận lợi cho vùng đất và dòng tộc. Vì rồng là biểu tượng cho năng lượng đất trời. Cho nên nơi nào có tượng rồng thường sẽ có được những may mắn về công danh, tài lộc.
Rồng cũng phát ra sinh khí tốt tạo nên những ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt và tạo ra thuận lợi cho gia chủ.
2. Rồng đá mang nhiều ý nghĩa về tâm linh
Rồng còn là linh vật trấn yểm không những xua đuổi được tà khí và ma quỷ mà còn giúp gia chủ đề phòng được kẻ tiểu nhân hãm hại gia đình.
Rồng bằng đá đặt trong các khuôn viên tâm linh sẽ giúp xua tan đi các luồng khí xấu và mở ra sự may mắn, tốt lành cho con cháu trong nhà.
Một số người còn đặt tượng rồng trong những không gian sống như phòng làm việc để cầu cho công việc được thăng tiến và phát triển thuận lợi.
3. Mang lại may mắn cho phụ nữ độc thân
Đối với những gia chủ là phụ nữ còn đang độc thân thì rồng đá cũng là một linh vật mang nhiều ý nghĩa may mắn. Vì rồng sẽ giúp cân bằng được năng lượng phong thuỷ trong nhà, giúp hút đi các năng lượng xấu, tăng thêm dương khí và may mắn cho phái nữ.
4. Rồng đá trong xây dựng bậc thềm nhà
Ngoài các không gian tâm linh và thờ cúng thì rồng đá cũng được sử dụng khá phổ biến ở các bậc thềm đá cho các công trình tâm linh.
Rồng đá trong xây dựng bậc thềm nhà không những mang đến không gian đẹp, trang trọng, thẩm mỹ mà còn giúp tăng được vượng khí, may mắn, thuận lợi cho đời sống.

Những điều bạn cần lưu ý khi đặt tượng rồng đá
1. Chọn vị trí đặt phù hợp
Dù là tượng rồng cho nhà hay không gian thờ cúng, tâm linh thì cũng phải chọn những vị trí đặt phù hợp về mặt phong thuỷ.
Tượng rồng đá cần được để ở những vị trí thông thoáng, rộng rãi để hấp thụ được nhiều nguồn năng lượng và sinh khí nhất. Đầu rồng cần hướng về nơi có ánh sáng và có thể phóng tầm mắt bao quát khắp không gian.
2. Tránh những điều tối kỵ
Khi đặt tượng rồng đá, gia đình cần tránh những vị trí tối kỵ như hướng cửa sổ hoặc góc nhà. Vì những khu vực này có diện tích hạn hẹp và thiếu ánh sáng nên sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của tượng rồng. Nên đặt tượng rồng ở vị trí này sẽ không phát huy được ý nghĩa phong thuỷ của tượng.
Riêng những tượng rồng có cầm ngọc trai trên tay cần tránh hướng tay về phía cửa dù là cửa sổ hay cửa chính. Tại các khu vực thờ cúng linh thiên thì tượng rồng nên đặt ở ngoài cổng để phát huy vai trò trấn yểm và nên làm tượng có kích thước lớn.
THÔNG TIN CỦA CHÚNG TÔI:
Tên đơn vị: Công Ty TNHH Đá Mỹ Nghệ Tuấn Tuyết
Số điện thoại: 0914.721.558
Địa chỉ: Thôn Dưỡng Hạ, Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, Ninh Bình