Chó đá là gì?
Chó là một loài vật quen thuộc với người dân Việt Nam và là biểu tượng của sự trung thành. Không những thế, chó còn được nhiều người tin tưởng sẽ mang đến may mắn cho gia chủ. Nhưng chó sống thì chỉ bảo vệ được người thân khỏi những kẻ gian chứ không thể xua đuổi ma quỷ, tà khí. Vì vậy chó đá chính là linh vật đá giúp xua đuổi những điềm gở, yêu ma, giữ yên bình cho gia đình và vùng đất.
Chó đá là loại tượng linh vật làm bằng đá chế tác với hình tượng con chó, thường là chó nhà. Có nhiều tượng làm theo kiểu tượng chó đá cổ nhưng ngày nay các tượng chó cũng được làm theo hình dạng giống như chó thật hơn.
Ở nhiều địa phương người dân còn có các tên gọi kính cẩn hơn dành cho tượng chó như cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch.

Tục thờ chó – Nguồn gốc ra đời chó đá
1. Nguồn gốc ra đời chó đá
Tục thờ chó là một phong tục lâu đời tại nhiều vùng miền Việt Nam, ngay cả ở những vùng của người đồng bào miền núi. Tục thờ chó đá được xem là một hình thức tín ngưỡng để thờ cúng loài chó hay chó nhà và là một nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt. Tục thờ chó này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Nguồn gốc của tục thờ chó được cho là xuất phát từ một bộ tộc chăn nuôi gia súc ở Tây Nam Á. Sau đó với sự giao thương giữa các quốc gia thì tục lệ này đã dần được truyền đến những quốc gia Đông Á. Tục lệ này có thể được nhân rộng trên nhiều nơi cũng vì vai trò của loài chó trong đời sống xã hội và nông nghiệp của con người thời bấy giờ.
2. Tục thờ chó đá của người Việt
Ở Việt Nam thì tục thờ chó hay tục thờ chó đá cũng xuất hiện từ rất lâu và in sâu trong tư tưởng văn hoá của người dân nhiều nơi.
Người Việt coi chó đá là một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà nên thường chôn trước cổng hoặc đặt trên bệ thờ. Người dân tin rằng tiếng sủa của chó đá sẽ giúp xua đuổi đi các loài yêu ma quỷ quái. Thậm chí trong dân gian có còn những câu chuyện cổ tích nói về chó đá.
Cho dù ngày nay tập tục này đã không còn phổ biến nữa nhưng mọi người cũng thích trưng bày những vật phẩm có hình chó trong nhà để xua đuổi tà ma và trang trí nội thất.
Riêng tại một số dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao thì nét văn hoá thờ chó đá vẫn còn được giữ nguyên. Tại Lạng Sơn nơi có người đồng bào Tày, Nùng, Dao sinh sống thì họ sẽ chọn một ngày lành để đặt tượng chó đá trước cổng nhà nhằm trừ tà ma.
Bởi vậy khi đến đây bạn sẽ thấy hầu như nhà nào cũng có một tượng chó canh cổng với kích thước to như chó thật với thế rình mồi hay trông coi nhà.
3. Chó đá – Hộ môn thú
Ở Phương Đông, chó đá được xem là hộ môn thú giúp canh gác nhà cửa cho con người. Ở Nhật, tượng chó còn được cho là linh vật có khả năng khống chế thuỷ quái gây ra động đất.
Tương tự vậy chó đá cũng được coi là một hộ môn thú ở Việt Nam được thờ ở cả đình, đền, phủ, miếu đến cổng nhà. Tại các vùng núi rừng hoang vu thì dân bản cũng thờ chó để canh các loại thú dữ không đến hại người.
Ý nghĩa tượng chó đá trong phong thủy
Có nhiều lý do để chó đá được nhiều người Việt thờ cúng. Quan trọng nhất là ý nghĩa phong thuỷ, trấn yểm của tượng chó. Ngoài ra chó đá còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ, tâm linh như:
- Tượng chó trong phong thuỷ mang ý nghĩa hoá giải được điềm xấu, thế đất xấu, tránh được hiểm hoạ, thay đổi dương cơ, mang đến tiền tài, thay đổi vận mạng.
- Tượng chó đặt trước cổng giống như một vị thần canh nhà, xua đi yêu ma, cầu chúc bình an và sức khoẻ cho gia đình.
- Một số gia đình giàu có cũng đặt tượng chó trước cổng nhằm thể hiện sự giàu sang, phú quý, quyền uy.
Chó đá canh cổng cầu phúc, trừ tà
Chính vì những ý nghĩa tâm linh và phong thuỷ của chó đá mà được người dân nhiều nơi thờ phụng để canh cổng cầu phúc, trừ tà. Một số nơi thậm chí còn xem chó như một vị thần hết sức đặc biệt.
Ví dụ như người ở làng Địch Vĩ, Hà Nội xem chó là thần. Vì xưa kia tượng chó lớn được thờ ở đây là người em của quan quận công bị chết oan được người dân làng rước vào thờ cúng và gọi là quan lớn Hoàng Thạch.
Ở một ngôi đình khác của xã Thượng Mỗ, Hà Nội cũng có tượng chó đá được đặt trên bệ thờ như thần cẩu trấn giữ đình. Hay ngay cổng của phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Phú Thọ) là đôi chó đá đứng canh cổng. Tại Lăng Mẫu (Thanh Hoá) thì tượng chó đá canh cổng cầu phúc, trừ tà còn có kích thước lớn bằng người thật.
Cách đặt chó đá đúng phong thuỷ
Về mặt phong thuỷ thì việc sau khi đã đặt tượng chó mà lại mang đi sẽ đem đến những vận đen. Vì vậy cách đặt tượng chó phải được tiến hành một cách cẩn thận và cần được tham khảo trước với các thầy địa lý hay thầy phong thuỷ. Việc đặt chó để thờ thường được thể hiện dưới hai hình thức là chôn trước cổng nhà hoặc đặt trên bệ thờ.
Thông thường các gia đình thường sử dụng tượng nghê đá để trấn ở cửa trước và tượng chó để trấn ở cửa sau. Một số nhà không có cửa sau thì có thể dùng chó đá để trấn ở cửa trước luôn cũng được. Nhưng quan trọng là sau khi đã đặt tượng chó ở đâu thì không được thay đổi vị trí nữa.
Thường thì vị trí đặt chó đá ở gần cổng hay cửa nhà là hợp lý nhất. Đầu của tượng chó phải hướng ra cửa để có tác dụng phong thuỷ tốt nhất. Vì là một linh vật canh cửa nên chó thường được làm ở tư thế ngồi và mặt hướng lên trời giống như đang canh giữ nhà cho chủ. Đặc biệt không nên dùng tượng chó ở tư thế nằm để đặt trước cửa nhà.
Giống như tượng nghê đá đặt trước cổng thì tượng chó đá thường cũng được đặt theo cặp gồm một con đực và một con cái. Điều này vừa đúng theo quan niệm thờ cúng phong thuỷ vừa thể hiện sự đầy đủ, vẹn toàn.
Riêng những gia chủ tuổi Rồng cần cẩn thận khi đặt tượng chó bằng đá trong nhà vì Thìn Tuất xung khắc với nhau. Ngược lại, gia chủ tuổi Mão, Ngọ, Dần lại rất hợp với chó. Cũng không nên đặt tượng chó trong nhà, nhất là trong phòng ngủ vì như vậy gia chủ sẽ không ngủ được yên giấc.
Hướng tốt để đặt tượng chó đá trấn yểm
Hướng tốt nhất để đặt tượng chó trấn yểm là hướng Đông Bắc Tây Nam, không nên đặt tượng theo hướng Đông Nam. Trong thiên can địa chi, hướng Đông Bắc thuộc quẻ Cấn, hướng Tây Nam thuộc quẻ Khôn. Đây là hai hướng tam tài, ngũ phúc đẳng sẽ đem đến nhiều điều phú quý, may mắn cho gia chủ.
Màu sắc của tượng chó cũng phải tùy thuộc theo hướng đặt:
- Chó đặt hướng phương Đông chọn màu tam thể.
- Phương Tây nên chọn màu trắng.
- Phương Nam thì có màu vàng sẫm.
- Phương Bắc sẽ chọn màu đen.

Kích thước chó đá chuẩn phong thuỷ
Kích thước chó đá thường được đặt làm theo yêu cầu của khách hàng sao cho cân xứng với địa hình đặt tượng. Ví dụ cổng cao rộng không nên làm tượng quá nhỏ bé hoặc nơi không gian hẹp đặt tượng to sẽ mất thẩm mỹ. Nhưng kích thước tượng chó bằng đá đẹp cũng cần dựa theo phong thuỷ. Những kích thước tiêu chuẩn cho tượng chó thường rơi vào khoảng từ 67cm đến 120cm.
THÔNG TIN CỦA CHÚNG TÔI:
Tên đơn vị: Công Ty TNHH Đá Mỹ Nghệ Tuấn Tuyết
Số điện thoại: 0914.721.558
Địa chỉ: Thôn Dưỡng Hạ, Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, Ninh Bình